Tạo kỳ thi cấp trường trên K12Online

Tính năng khảo thí là tính năng cho phép Nhà trường tổ chức những kỳ thi kiểm tra, đánh giá cấp trường một cách độc lập, khách quan với quy mô cấp trường. 

I. Giới thiệu các dạng kỳ thi trên K12Online

Hệ thống K12Online có nhiều dạng kỳ thi với nhiều loại cấu hình linh hoạt để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của nhà trường khi muốn tổ chức một kỳ thi khảo thí độc lập.

Có 2 loại kỳ thi chính trên K12Online:

1. Kỳ thi chính quy

Kỳ thi chính quy là kỳ thi yêu cầu nhà trường phải thực hiện 

a) Ưu điểm

- Nhà trường tổ chức thi cho đúng đối tượng học sinh mà mình mong muốn.

- Có menu Danh sách học sinh để kiểm soát được học sinh đã làm bài hay chưa làm bài. 

- Có tính năng Xếp phòng thi nếu nhà trường muốn tổ chức thi trực tuyến theo phòng khác nhau, phù hợp với những trường muốn tổ chức thi trực tuyến tập trung và có phân công giám thị coi thi trực tiếp. 

b) Hạn chế

- Nhà trường cần phải đăng ký và duyệt thí sinh dự thi trước khi diễn ra. Nếu không, học sinh sẽ không được phép dự thi. 

2. Kỳ thi tự do

a) Ưu điểm

- Khâu tổ chức nhanh gọn, đơn giản. 

b) Hạn chế

- Không có menu Danh sách học sinh trong từng đề thi để theo dõi, để biết học sinh nào đã thi/chưa thi. 

- Không có tính năng Xếp phòng vì không biết danh sách học sinh cụ thể sẽ tham gia thi. 

II. Hướng dẫn tạo kỳ thi

1. Kỳ thi chính quy

Xem hướng dẫn tại đây: https://hotro.k12online.vn/nha-truong/huong-dan-nha-truong-tao-ky-thi-chinh-quy-khong-xep-phong.html

2. Kỳ thi tự do

Xem hướng dẫn tại đây: https://hotro.k12online.vn/nha-truong/tao-ky-thi-tu-do-tren-k12online.html

III. Lưu ý khi chuẩn bị tổ chức kỳ thi

1) Khâu tổ chức và thiết lập kỳ thi, đề thi của Nhà trường rất quan trọng vì sẽ quyết định hình thức thi sẽ diễn ra như thế nào và những gì học sinh có thể làm trong quá trình thi.

2) Các thông tin nhà trường có thể thiết lập được trên hệ thống K12Online cấp trường:

- Quy mô thi: thi tự do (HS trong khối của toàn trường là được thi) hay thi chính quy (chỉ HS nào mà nhà trường đăng ký được thi thì mới được thi);

- Hình thức thi: Thi tập trung (tất cả thí sinh làm bài cùng 1 lúc) hay thi phân tán (học sinh tuỳ ý thi miễn trong khoảng thời gian cho phép);

- Khi nào HS được xem đáp án, lời giải: ngay sau khi nộp bài hay khi nào đề thi kết thúc.

3) Với kỳ thi tổ chức dạng chính quy, nhà trường lưu ý kiểm tra lại thật kỹ phiếu đăng ký dự thi, nếu phiếu đăng ký dự thi của học sinh nào chưa được duyệt thì học sinh đó sẽ không nhìn thấy đề thi và không thể thực hiện bài thi đó. 

4) Kiểm tra lại thật kỹ nội dung câu hỏi, đáp án và toàn bộ nội dung đề thi để tránh các sai sót có thể xảy ra. 

5) Nên tạo sẵn ra bộ mã đề (tùy quy mô và mục đính thi, khuyến nghị chỉ nên tạo từ 3-10 mã đề thi/đề thi để cho dễ kiểm tra và theo dõi). 

Lưu ý: Luôn luôn nhớ phải tạo lại bộ mã đề nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến cấu hình điểm và nội dung của đề thi. 

6) Với những đề thi có câu tự luận, lưu ý phần cấu hình điểm cho từng câu. Nếu không nhập điểm, hệ thống mặc định sẽ chia đều. 

7) Với đề có sử dụng các câu phức, đọc hiểu. Mỗi 1 câu đó hệ thống đang hiểu  là 1 câu, chứ không phải tổng số câu hỏi nhỏ trong câu đó. Do vậy, kiểm tra lại cấu hình điểm để tránh sai sót. 

8) Với các bài thi tự luận, nhà trường có thể phân công cho GV nào được chấm thi trên hệ thống. Việc phân công chấm thi sẽ hoàn toàn khách quan, công bằng do thông tin cá nhân của học sinh trên bài thi đã bị ẩn. 

9) Luôn chuẩn bị phương án dự phòng để cho các trường hợp học sinh không tham gia thi được vì các lý do khách quan như mất kết nối; trục trặc máy móc... 

IV. Lưu ý hạn chế gian lận khi tổ chức thi trực tuyến

1) Khi thiết lập đề, nhà trường nên sử dụng loại đề thi dạng ma trận và dạng nhập tay để có nhiều cấu hình hỗ trợ cho đề thi. Với dạng đề ma trận, hệ thống hỗ trợ nhà trường có thể tạo ra ngẫu nhiên các mã đề khác nhau để hạn chế khả năng học sinh trùng câu hỏi. 

2) Hệ thống tự động ghi nhận vi phạm của HS trong quá trình làm bài, nếu thực hiện 1 trong những hành vi sau:

  • Ra khỏi màn hình làm bài;

  • Mở ra 1 tab mới (khi thi trên web);

  • Mở ra 1 ứng dụng khác (thi trên ứng dụng trên điện thoại);

  • Các hành vi khác nếu ảnh hưởng đến giao diện làm bài thi của học sinh đó.

3) Hệ thống ghi nhận từng lần vi phạm và có lưu lại thời gian vi phạm. Nhà trường có thể xem lịch sử các vi phạm này trên hệ thống.

4) Để cho đảm bảo khách quan và công bằng, K12Online quy định mặc định là 10 lần học sinh vi phạm thì hệ thống tự động nộp bài.

5) Mỗi bài thi được ghi nhận địa chỉ IP mà học sinh sử dụng.

6) Để bảo mật đáp án của đề thi, nhà trường có thể quyết định học sinh có được xem đáp án và lời giải hay không, và khi nào xem khi thiết lập đề thi trên hệ thống K12Online.

7. Hệ thống có tính năng chặn truy cập tại nhiều thiết bị để hạn chế học sinh đăng nhập tại nhiều thiết bị khác nhau. 

8) Nhà trường có thể kết hợp với giáo viên để tổ chức tính năng lớp học ảo để giám sát thi trực tuyến được hiệu quả hơn. 

V. Hướng dẫn học sinh tham gia thi trực tuyến cấp trường 


Hãy chia sẻ cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Mục lục