Hướng dẫn Giáo viên tạo bài kiểm tra

Vào Kiểm tra, đánh giá => Chọn Bài kiểm tra => Chọn Thêm mới. Giáo viên có thể lựa chọn 1 trong 3 dạng bài kiểm tra trên hệ thống. 

I. Các dạng bài kiểm tra và hình thức kiểm tra

1.1. Các dạng bài kiểm tra hiện có trên K12Online:

- Nhập tay: giáo viên vào nhập câu hỏi trực tiếp;

- PDF: giáo viên đưa file đề thi dạng .pdf lên

- Ma trận: giáo viên tạo bài kiểm tra từ NHCH đã có sẵn.

1.2. Các hình thức kiểm tra:

- Tập trung: bài kiểm tra gán vào thời khóa biểu; học sinh làm trong thời gian tiết học mà giáo viên gán lên thời khóa biểu. 

- Phân tán: giáo viên không cần gán lên thời khóa biểu; học sinh làm trong khoảng thời gian mà giáo viên cho phép. 

II. Quy trình tạo bài kiểm tra

1. Xây dựng câu hỏi

- Giáo viên xác định rõ mục tiêu và cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh;
- Chuẩn bị thiết kế, xây dựng câu hỏi trước khi đưa lên hệ thống.

2. Thêm mới bài kiểm tra

Bước 1: Chọn dạng bài kiểm tra cần tạo (Nhập tay/PDF/Ma trận)
 
So sánh các dạng bài kiểm tra hiện có:
 

Lưu ý

Nhập tay

PDF

Ma trận

Loại câu hỏi

Tất cả

Trắc nghiệm 1/nhiều đáp án (tối đa 4 phương án)

Tất cả

Yêu cầu cần chuẩn bị

Không.

Nhập trực tiếp trên hệ thống hoặc import theo file mẫu của hệ thống

Có file đề thi PDF trước

Có NHCH trước

Trộn đề

Không

Cấu hình điểm cho từng câu

Không.

Hệ thống chia đều

Ưu điểm

Nhanh, nhiều dạng câu hỏi, hiển thị theo từng câu hỏi.

Nhanh, dễ dàng tạo

Khi tổ chức thi, các câu hỏi của mỗi học sinh có thể khác nhau, tùy vào số lượng câu hỏi có trong NHCH.

Hạn chế

Các câu hỏi giống hệt nhau

Ít dạng câu hỏi, đề giống hệt nhau, hiển thị dạng file PDF/ảnh.

Phải chuẩn bị NHCH từ trước.

 
Bước 2: Nhập thông tin cơ bản của bài kiểm tra
- Tên bài kiểm tra
- Loại bài kiểm tra
- Khối
- Môn học
- Thời gian làm bài
 
 
Bước 3: Nhập nội dung cho bài kiểm tra
- Tùy theo từng dạng bài kiểm tra. 
+ Nhập tay: đưa câu hỏi lên theo hướng dẫn;
+ PDF: đưa file đề thi dạng PDF lên;
+ Ma trận: tạo bài kiểm tra từ NHCH có sẵn. 
 
Bước 4: Cấu hình nâng cao (Nếu cần)

3. Tạo bộ đề mẫu

- Chỉ áp dụng với dạng đề nhập tay, ma trận;

- Không bắt buộc tạo bộ đề mẫu, nếu giáo viên muốn xem trước.

4. Xem thử và rà soát lại

- Giáo viên rà soát lại đảm bảo các thông tin và cấu hình đã chính xác trước khi tổ chức cho học sinh làm bài. 

5. Gán thời khóa biểu

- Với dạng bài kiểm tra tập trung, giáo viên vào menu Thời khóa biểu để gán cho lớp và thời gian mong muốn. 
- Bài kiểm tra tập trung sẽ diễn ra trong đúng khoảng thời gian trong thời khóa biểu. 

6. Học sinh làm bài

- Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên và hướng dẫn trên hệ thống. 

7. Chấm bài

- Với các câu trắc nghiệm, hệ thống tự động chấm theo cấu hình của giáo viên. 
- Với các câu tự luận, giáo viên vào chấm và chốt điểm cho học sinh. 

8. Xem báo cáo, kết quả

- Giáo viên nhấn vào biểu tượng Báo cáo để xem các báo cáo chi tiết. 

III. Các tình huống trong quá trình kiểm tra

Tình huống 1: Học sinh không nhìn thấy bài kiểm tra

- Do nhà trường chưa phân công lớp hoặc chưa cập nhật kế hoạch đào tạo;

- Do giáo viên chưa gán lớp nên học sinh không nhìn thấy. 

Tình huống 2: Thêm lượt làm bài cho học sinh

Trường hợp 1: Học sinh chưa làm bài

- Vào báo cáo chi tiết của bài kiểm tra  => Tại tab Danh sách học sinh

- Chọn Tiện ích => Tìm tên học sinh => Tick chọn tên học sinh => Nhấn Lưu lại

Trường hợp 2: Học sinh đã làm bài rồi, nhưng cần làm lại bài đó

- Vào báo cáo chi tiết của bài kiểm tra  => Tại tab Bảng điểm

- Chọn Thêm lượt làm bài 

Tình huống 3: Phúc khảo kết quả bài kiểm tra

- Học sinh thực hiện Phúc khảo tại bài kiểm tra mà thấy cần phúc khảo;

- Giáo viên vào báo cáo của bài kiểm tra cần check => Chọn tab Phúc khảo => Xem lại bài làm của học sinh phúc khảo 

- Thực hiện kiểm tra lại, chấm và chốt điểm cuối cùng cho học sinh. 


Hãy chia sẻ cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Mục lục