Hướng dẫn nhập liệu các dạng câu hỏi trên K12Online

I. Nhóm 1: Dạng phức (môn Tiếng Anh)

Dạng 1: Nhóm các câu hỏi có tiêu đề

1. Các dạng câu hay được sử dụng:
- Câu từ vựng, ngữ pháp... 
- Bài đọc hiểu. 
 
2. Ví dụ:
 
3. Cách nhập trên K12Online:

Dạng 2: Nhóm các câu hỏi không có tiêu đề

1. Các dạng câu hay được sử dụng:
- Câu phát âm
- Câu trọng âm
 
2. Ví dụ: 
 
3. Cách nhập trên K12Online:
Chọn dạng câu hỏi dạng Nhập tay => Chọn dạng Câu phức => Tick chọn Ẩn tiêu đề câu hỏi nhỏ => Nhập lần lượt từng câu vào hệ thống. 

Dạng 3: Câu chọn chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

1. Ví dụ: 
 
2. Cách nhập trên K12Online:
Bước 1: Thay đổi số thứ tự của các chỗ trống
Bước 2: Thay đổi lại câu dẫn cho phù hợp
Bước 3: Nhập liệu lên trên K12Online

II. Các dạng câu khác

1. Câu trắc nghiệm

2. Câu tự luận

III. Một số lỗi và lưu ý khi biên soạn câu hỏi

1.  Sao chép cả các thứ tự các phương án

Khi soạn trực tiếp câu hỏi bằng cách thủ công, không nhập cả ký tự A, B, C, D hoặc 1, 2, 3, 4 vì có thể bị đảo thứ tự. Nhìn sẽ không hợp lý. 

2.  Sao chép cả dấu hiệu của đáp án

- Một số thầy/cô không để ý khi sao chép để nguyên cả dấu hiệu, định dạng của đáp án đúng. 
Ví dụ:
1+1=?
A. 3
B. 2 (Câu này giáo viên quên vẫn đang để  màu đỏ khi đưa lên K12Online, HS vào làm bài nhìn là có thể biết được đó là đáp án đúng)
C. 5
D. 7

3. Chú ý khi sử dụng các từ ngữ "đánh lừa", "gây nhiễu", dễ gây hiểu nhầm

- Các câu hỏi/câu trả lời có các từ ngữ "đánh lừa", "gây nhiễu", dễ gây nhầm lẫn, giáo viên xem có cần thiết làm nổi bật lên để học sinh chú ý hay không? Nếu có thì viết in hoa hoặc in nghiêng hoặc in đậm.
Ví dụ: Chọn câu phát biểu SAI trong các câu sau: 

4. Sử dụng hình ảnh có kích thước và dung lượng vừa đủ

- Với những câu hỏi có hình ảnh minh họa, không nên sử dụng các hình ảnh có kích thước quá lớn (hoặc quá bé) và dung lượng quá cao (hoặc chất lượng quá thấp) vì sẽ ảnh hưởng đến hiển thị và tốc độ tải ảnh khi học sinh làm bài. 
- Khuyến nghị, ảnh chèn vào không nên rộng quá 400px; cao quá 600px. Dung lượng không nên quá 5Mb. 
- Hình ảnh hiển thị vừa đủ, rõ ràng, không nên quá mờ, quá nhỏ. 

5. Tận dụng "sức mạnh" của tính năng ghi chú đầu bài

Tính năng ghi chú đầu bài rất hay. Giáo viên có thể sử dụng để:
+ Cung cấp dữ kiện đầu bài dùng cho toàn bộ bài kiểm tra đó như cho các nguyên tử khối các nguyên tố trong môn Hóa học...
+ Cung cấp hướng dẫn, dặn dò học sinh trong quá trình học sinh làm bài;
+ Một lời khích lệ, động viên học sinh để các em có đọc ngay ở lần đầu tiên vào xem...

Hãy chia sẻ cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Mục lục