Trong thời đại chuyển đổi số giáo dục, việc giáo viên tự quay video bài giảng đã trở thành xu hướng phổ biến để hỗ trợ học sinh học tập linh hoạt mọi lúc, mọi nơi. Không cần phòng thu chuyên nghiệp, chỉ với một chiếc điện thoại và vài thiết bị đơn giản, thầy cô hoàn toàn có thể tự sản xuất những video chất lượng cao, dễ tiếp cận và thân thiện với học sinh.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp giáo viên quay video bài giảng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
1. Chuẩn bị nội dung bài giảng rõ ràng
- Xác định mục tiêu của bài học: Học sinh cần nắm được kiến thức gì sau video?
- Viết kịch bản ngắn gọn, chia nội dung thành từng phần (5–10 phút/video).
- Sử dụng slide trình chiếu hoặc bảng viết tay để tăng tính trực quan.
- Đưa ví dụ minh họa cụ thể, dễ hiểu với học sinh từng khối lớp.
2. Dựng điện thoại ổn định, góc quay hợp lý
- Việc giữ cho điện thoại ổn định khi quay giúp video không bị rung, mờ và tạo cảm giác chuyên nghiệp.
- Thầy/cô có thể sử dụng thêm các thiết bị thiết bị hỗ trợ như tripod dựng điện thoại có điều chỉnh góc quay chuyên nghiệp – giúp thầy cô dễ dàng xoay ngang/dọc, điều chỉnh chiều cao phù hợp và quay bài giảng ngay cả khi không có người hỗ trợ.
3. Ghi âm rõ ràng, loại bỏ tạp âm
- Chất lượng âm thanh đóng vai trò quan trọng không kém hình ảnh. Âm thanh rè, nhỏ hoặc lẫn tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của học sinh.
- Giải pháp tốt nhất: Sử dụng micro để thu âm. Có thể tham khảo micro thu âm không dây dành cho giáo viên quay bài giảng – thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, thu rõ tiếng nói ngay cả khi di chuyển hoặc đứng xa camera.
- Với giáo viên ngại ghi âm hoặc muốn tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng công cụ chuyển văn bản thành giọng nói AI. Đây là cách tạo ra giọng đọc tiếng Việt tự nhiên, rõ ràng, chuyên nghiệp mà không cần tự thu âm.
- Công cụ đề xuất: Giáo viên có thể tham khảo các công cụ chuyển văn bản thành giọng nói tiếng Việt bằng AI. Thầy cô chỉ cần nhập nội dung bài giảng, các công cụ này sẽ tự động sinh ra giọng nói theo vùng miền, giới tính và độ tuổi phù hợp.
4. Chọn không gian quay yên tĩnh, ánh sáng tốt
Ưu tiên nơi có ánh sáng tự nhiên, gần cửa sổ.
Hạn chế tiếng ồn (đóng cửa, tắt quạt, dặn trước người thân).
Có thể dùng thêm đèn hỗ trợ quay video nếu quay buổi tối.
5. Chỉnh sửa cơ bản trước khi chia sẻ
- Một vài thao tác đơn giản như cắt ghép, thêm tiêu đề, phụ đề, hay chèn logo nhà trường sẽ khiến video hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn.
- Các ứng dụng gợi ý:
+ CapCut (miễn phí, dễ dùng trên điện thoại)
+ Camtasia (dành cho máy tính, chuyên nghiệp hơn)
+ Powerpoint
+ Canva...
6. Xuất file định dạng file .mp4
- Luôn ghi nhớ rằng, hãy xuất file định dạng .mp4 để đưa lên K12Online nhé.